Biến tấu đủ kiểu tóc buộc để trẻ trung, đáng yêu như các cô nàng BlackPink
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.Bamboo Airways 'chia tay' Pacific Airlines, tự phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất
Các đội Indonesia và Thái Lan đều sẽ thiếu vắng nhiều trụ cột trên hàng tấn công ở SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, sau khi Ban tổ chức (BTC) của đại hội thể thao Đông Nam Á thay đổi độ tuổi dành cho các cầu thủ bóng đá nam tham dự SEA Games. Đáng chú ý, Thái Lan sẽ vắng 2 tiền đạo vừa thi đấu rất hay tại AFF Cup 2024, gồm Suphanat Mueanta và Teerasak Poeiphimai. Trong khi đó, Indonesia sẽ không có sự phục vụ của chân sút hay nhất SEA Games 32 năm 2023 Ramadhan Sananta. Những cầu thủ này năm nay vừa đúng 23 tuổi, lố đúng 1 tuổi so với quy định mới.Ngược lại, U.22 Việt Nam gần như sẽ giữ nguyên thành phần mạnh nhất mà chúng ta từng kỳ vọng. Đặc biệt, hàng tấn công của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik trong những ngày tới đây rất đáng gờm. Những ngôi sao tấn công trong lứa tuổi 22 của bóng đá Việt Nam gồm Đình Bắc, Vĩ Hào, Văn Trường, Quốc Việt, Đức Việt, Thanh Nhàn đều đủ điều kiện tham dự SEA Games 33.Đây cũng là những gương mặt từng thi đấu tốt tại các giải U.23 châu Á 2024 và U.23 Đông Nam Á 2023. Về mặt cá nhân, những cầu thủ này đã chứng minh được năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Còn về mặt đồng đội, họ ăn ý với nhau, nhờ được cùng nhau thi đấu nhiều giải như đã nêu ở trên.Hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam vừa có thể hình tốt, vừa giàu kỹ thuật. Nhóm các cầu thủ có thể hình tốt trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trường (1,82 m), Bùi Vĩ Hào (1,81 m) và Nguyễn Đình Bắc (1,80 m). Còn nhóm các cầu thủ giàu kỹ thuật có Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Đình Bắc.Tốc độ cũng là một điểm mạnh khác nơi hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam hiện nay. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thanh Nhàn nổi tiếng là những cầu thủ có tốc độ xuất phát cao, có thể tăng tốc vượt qua qua đối thủ ở thời điểm đối phương mất tập trung.Từ những nhân sự như thế này, HLV Kim Sang-sik có thể bố trí các phương án tấn công khác nhau cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ông Kim Sang-sik có thể cho các học trò chơi phối hợp nhóm nhỏ, dựa vào kỹ thuật của các cầu thủ. Có thể cho toàn đội chơi bóng dài và bóng bổng, dựa vào thể hình tốt của những cầu thủ tấn công như Văn Trường, Vĩ Hào và Đình Bắc. Ngoài ra, khi cần U.22 Việt Nam có thể khai thác các tình huống cố định. Trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, chúng ta có Khuất Văn Khang là cầu thủ đá phạt rất tốt, anh có thể giúp các pha bóng cố định của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu Khuất Văn Khang được trả về đúng vị trí sở trường tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật của hàng tấn công đội U.22 Việt Nam sẽ được nâng lên, vì Khuất Văn Khang là dạng cầu thủ giàu kỹ thuật.Chi tiết khác không thể không nhắc đến, tất cả các ngôi sao tấn công của U.22 Việt Nam đều đang chiếm được chỗ đứng nhất định ở CLB mà họ đang khoác áo. Vĩ Hào, Văn Khang dần trở thành trụ cột ở các đội Bình Dương, Thể Công Viettel, Văn Trường, Đình Bắc là quân bài chiến lược tại Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội, Quốc Việt, Đức Việt có suất thi đấu chính thức ở Ninh Bình, còn Thanh Nhàn cũng có được vị trí tương tự ở CLB PVF-CAND. Việc được thi đấu thường xuyên ở sân chơi chuyên nghiệp (V-League, hạng nhất) sẽ giúp cho các cầu thủ giữ được sự ổn định trước SEA Games.
BMW 320i: ‘Ly café’ đậm vị từ xứ Bavaria
Sau tiết mục song ca mở màn hai ca khúc Hello Ho Chi Minh city và Việt Nam trong tôi là... do hai ca sĩ Hồ Tấn Phúc - Diệu Ly biểu diễn, buổi giao lưu bắt đầu nóng lên với những câu hỏi hóc búa dành cho tác giả Trung Nghĩa. Cùng tham gia bàn tròn với tác giả Trung Nghĩa còn có TS Nguyễn Thị Quốc Minh (Giảng viên khoa Văn học, Trường ĐH KHXH và NV TP.HCM), Miss Teen International 2022 Ngô Ngọc Gia Hân (học sinh lớp 12 trường Đinh Thiện Lý, TP.HCM).
Đây là phân công mới theo quyết định phân công công tác Bộ trưởng và các Thứ trưởng của Bộ Nội vụ, sau khi hợp nhất giữa Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH.Theo quyết định, nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ.Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư.Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới; Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động; Báo Dân trí.Ngoài ra, bà Hà còn được giao nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Nội vụ. Trước đó, người phát ngôn của Bộ Nội vụ là ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ. Thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy, ông Vũ Đăng Minh xin nghỉ hưu trước tuổi. Trước khi hợp nhất, bà Nguyễn Thị Hà phụ trách các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH gồm: Cục trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Vụ Bình đẳng giới.Cũng tại quyết định này, Bộ Nội vụ phân công nhiệm vụ cho các thứ trưởng, cụ thể: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công chức - Viên chức; Vụ Chính quyền địa phương; Trung tâm Công nghệ thông tin.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức - Biên chế; Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức phi Chính phủ; Vụ Hợp tác quốc tế; Thanh tra Bộ (khi chưa kết thúc hoạt động).Thứ trưởng Cao Huy có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Cải cách hành chính; Vụ Pháp chế; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.Thứ trưởng Lê Văn Thanh có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Cục Việc làm; Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Người có công; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Trung tâm Lao động ngoài nước; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động; Trường đại học LĐ-TB-XH; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.Quyết định phân công này được thực hiện từ ngày 1.3.
Ngoài vitamin C, đây là 2 loại cần uống bây giờ để da trắng sáng đón tết
Ngày 7.3, Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa ban hành thông báo kết luận của ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về hoạt động nạo vét có tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giao Thanh tra tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản tại hồ thủy điện Đồng Nai 3. Như Thanh Niên đã thông tin, hoạt động nạo vét tại hồ thủy điện Đồng Nai 3 (xã Đinh Trang Thượng, H.Di Linh), do Bộ Công thương cấp phép. UBND H.Di Linh cũng đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình phê duyệt tổ chức đấu giá theo quy định và được UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm đấu giá 11.322,77 m³ cát tận thu trong quá trình nạo vét, với số tiền hơn 3,1 tỉ đồng.Tuy nhiên, trước thông tin về tình trạng thực hiện nạo vét cát, sỏi vận chuyển, bán tài sản nhà nước trái quy định, do đó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND H.Di Linh cùng các sở, ngành liên quan thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra toàn diện quá trình hoạt động, quản lý sử dụng đất đai, nạo vét có tận thu khoáng sản tại hồ thủy điện Đồng Nai 3.Trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật thì xử lý hoặc tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30.3.Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao Sở Công thương tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát toàn diện tình trạng pháp lý của giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 4.Báo Thanh Niên ngày 10.2 đã thông tin, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 19 giấy phép hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện đang còn hiệu lực. Nhưng sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản 2096 ngày 23.3.2023 thì hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản cát, sỏi tại các hồ thủy lợi, thủy điện đều phải tạm ngưng. Do đó, hàng trăm ngàn khối cát đã khai thác phải nằm bờ chờ đấu giá. Thế nhưng tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục, tổ chức đấu giá khối lượng cát, sạn, sỏi đã được thu hồi, tận thu do các địa phương được giao thực hiện rất chậm, gây lãng phí tài sản nhà nước; còn người dân và các doanh nghiệp ở Lâm Đồng phải qua các tỉnh lân cận mua cát về xây dựng và bán lẻ.Sau khi Báo Thanh Niên và các báo phản ánh, UBND tỉnh đã có thêm văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, đôn đốc các sở, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, tổ chức đấu giá khối lượng cát, sạn, sỏi đã được thu hồi, tận thu trong quá trình nạo vét lòng hồ theo đúng quy định.Đến nay đã có các huyện Lạc Dương, Di Linh, Đức Trọng đã hoàn tất hồ sơ, thủ tục và được UBND tỉnh phê duyệt giá cát khởi điểm để thực hiện đấu giá. Bên cạnh đó có 2 huyện Đơn Dương và Bảo Lâm đã hoàn thiện hồ sơ thủ tục trình Sở Tài chính thẩm định giá khởi điểm và phương án đấu giá.UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục yêu cầu các sở ngành, địa phương phải xác định khoáng sản thu hồi trong quá trình nạo vét lòng hồ thủy điện, thủy lợi là tài sản công để có biện pháp quản lý và tổ chức bán đấu giá theo quy định của luật Quản lý, sử dụng tài sản công, luật Đấu thầu và pháp luật có liên quan.